Hướng dẫn cách xác định doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ mới nhất

Hướng dẫn cách xác định doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ 2021. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm của doanh nghiệp, tài liệu chứng minh doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP mới nhất hiện nay.

Căn cứ vào các Điều 6, 7, 8, 9, ghị định 39/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 11/3/2018 quy định chi tiết như sau:

1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ:

Cach xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ

Lưu ý:
– Doanh nghiệp phải dựa vào các Tiêu chí trên để xác định quy mô của DN mình -=> Tiếp đó là để lựa chọn Chế độ kế toán cho phù hợp, cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 132.

2. Doanh nghiệp vừa, nhỏ sẽ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 133.

3. Doanh nghiệp lớn sẽ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 200.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn áp dụng theo Thông tư 133 hoặc 200:

Căn cứ Điều 1 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và khoản 1 Điều 3 Thông tư số 133/201 6/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất xử lý của Cục Thuế TP Hà Nội nêu tại công văn số 74970/CT-TTHT nêu trên:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

Tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 133/2016/TT-BTC nêu trên không quy định thời hạn thông báo với cơ quan thuế, do đó trường hợp doanh nghiệp thông báo chậm hoặc chưa thông báo với cơ quan thuế khi áp dụng chế độ kể toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cơ quan thuế chưa có cơ sở để không chấp nhận việc áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp.

2. Cách xác định lĩnh vực hoạt động của DN:

– Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành.

– Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất.

– Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.

3. Cách xác định số lao động tham gia BHXH bình quân năm:

– Số lao động tham gia BHXH là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia BHXH theo pháp luật về BHXH.

– Số lao động tham gia BHXH bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia BHXH của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp BHXH của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH.

– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia BHXH bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia BHXH của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.

4. Cách xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

– Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

5. Cách Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

– Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định bên trên.

6. Cách kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa:

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

– Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng nội dung hỗ trợ.

– Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.

– Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: www.business.gov.vn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc tích hợp thông tin, dịch vụ và các ứng dụng phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Báo cáo thuế trọn gói

Báo cáo thuế có vai trò như “cầu nối” để cơ quan thuế nắm được tình hình của doanh nghiệp và hoạt động này diễn ra thường xuyên theo định kỳ. Thông thường, để báo cáo thuế, bạn cần phải chuẩn bị các loại tờ khai thuế cần nộp, thời hạn và thời gian nộp thuế phát sinh.

Tìm hiểu thêm
Dịch vụ kế toán

=> Như vậy là mình đã hướng dẫn cách đăng ký và kê khai báo cáo tình hình sử dụng lao động. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ dịch vụ, hoặc muốn sử dụng dịch vụ báo cáo thuế và kế toán của Hồng Ngọc Invoice thì bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0934 029 599 hoặc 0938 505 998 nhé!

0 0 votes
Đánh giá bài viết này!

Bài viết liên quan:

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
KỸ THUẬT: 0934 029 599
ZALO: 0934 029 599
KỸ THUẬT 2: 0789 142 599
ZALO: 0789 142 599
MIỀN NAM: 0938 505 998
ZALO: 0938 505 998
MIỀN BẮC:0933 594 828
ZALO: 0933 594 828